Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Sau kiểm toán, một doanh nghiệp địa ốc chuyển từ lãi sang lỗ 37 tỷ

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương (mã chứng khoán PPI) vừa có báo cáo giải trình kinh doanh lỗ năm 2016.

Theo đó, sau kiểm toán, doanh thu thuần của công ty đạt 249 tỷ đồng, rơi vào thua lỗ 37,2 tỷ đồng. Các chỉ số này có chênh lệch lớn so với mức doanh thu 290 tỷ và lợi nhuận 3 tỷ đồng mà công ty tự lập báo cáo và công bố.

Theo ban lãnh đạo công ty, việc thua lỗ xuất phát từ doanh thu bán hàng giảm do công ty chưa nhận được tiền thanh toán buộc phải ghi nhận vào công nợ phải thu. Chính điều này làm cho PPI lỗ 20,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, sau kiểm toán, PPI còn phải trích lập bổ sung dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, làm cho kết quả kinh doanh lỗ thêm 16,7 tỷ đồng.

“Kết quả nêu trên nguyên nhân là quan điểm thận trọng của kiểm toán”, ban lãnh đạo PPI cho hay.

Trong năm 2017, PPI cho biết sẽ tiếp tục tái cấu trúc lại tài chính, tập trung vào ngành sản xuất kinh doanh chính, tăng cường thu hồi nợ để ổn định sản xuất.

Cổ phiếu PPI cũng vừa bị HOSE đưa vào diện cảnh báo vì công ty vi phạm quy định công bố thông tin, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy chế niêm yết. Hiện PPI có thị giá chỉ 2.350 đồng/cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương tiền thân là chi nhánh Công ty xây dựng công trình 120 phía Nam thuộc Cienco 1. Năm 2010, công ty niêm yết trên HOSE, đến nay công ty có vốn điều lệ 482,9 tỷ đồng.

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, là chủ đầu tư của nhiều khu dân cư như Vĩnh Phú 1 và 2, Bến Lức, Long Hội và nhiều cao ốc văn phòng khác. Ngoài ra, công ty còn đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Đọc tiếp »

Nhận định chứng khoán ngày 26/4: “Có khả năng lùi về ngưỡng 680”

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 26/4/2017.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/4, VN-Index giảm 1,81 điểm xuống 707,58 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,56 điểm xuống 87,86 điểm.



Nhận định

Khuyến nghị

BVSC

Rủi ro đối với thị trường chung trong ngắn hạn vẫn đang được đánh giá ở mức cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

BSC

Thị trường trong những phiên tiếp theo có thể sẽ tiếp tục giảm sâu hơn với kịch bản trong phiên ngày mai là kiểm tra tính bền vững của ngưỡng hỗ trợ 705.

Một hoặc hai phiên hồi phục có thể xuất hiện trong tuần là cơ hội để nhà đầu tư thanh lý các cổ phiếu, nâng tỷ trọng tiền mặt.

SHS

Dự báo trong phiên tới, VN-Index có thể duy trì đà giảm để kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ tại 705 điểm (đáy phiên 18/4) và chỉ số có thể hồi phục trở lại từ đây với kháng cự tại 712 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mua mới và tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn.

VCSC

Dự báo thị trường sẽ tiếp tục có xu hướng giảm trong một vài phiên tới để các chỉ số kiểm định khu vực hỗ trợ trung hạn MA100 đang nằm tại 695, 655 và 87 điểm, lần lượt đối với VN-Index, VN30 và HNX-Index.

VDSC

Nhà đầu tư tiếp tục quan sát thêm diễn biến thị trường và chưa vội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

FPTS

FPTS bảo lưu khuyến nghị đứng ngoài quan sát đối với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn có mức chịu rủi ro thấp.


Vẫn có thể kết hợp trading mua vào

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Phiên hôm nay thị trường giao dịch lình xình, phân hóa và chưa cho tín hiệu mới. Rủi ro đối với thị trường chung trong ngắn hạn vẫn đang được đánh giá ở mức cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

Tuy nhiên vẫn có thể kết hợp trading mua vào một tỷ trọng nhỏ cho danh mục ngắn hạn khi chỉ số về các vùng hỗ trợ, nhưng cần quay vòng bán ra ngay sau khi thị trường có nhịp hồi”.

Đang đối mặt với áp lực điều chỉnh lớn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

“Thị trường trong những phiên tiếp theo có thể sẽ tiếp tục giảm sâu hơn với kịch bản trong phiên ngày mai là kiểm tra tính bền vững của ngưỡng hỗ trợ 705. Một hoặc hai phiên hồi phục có thể xuất hiện trong tuần là cơ hội để nhà đầu tư thanh lý các cổ phiếu, nâng tỷ trọng tiền mặt. Xét về mặt bằng chung, thị trường vẫn đang phải đối với áp lực điều chỉnh lớn sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh”.

Kiểm tra lại ngưỡng 705

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

“Chúng tôi cho rằng, rủi ro điều chỉnh trong phiên tiếp theo đã giảm bớt và thị trường có thể tạo đáy ngắn hạn quanh vùng này. Dự báo trong phiên tới, VN-Index có thể duy trì đà giảm để kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ tại 705 điểm (đáy phiên 18/4) và chỉ số có thể hồi phục trở lại từ đây với kháng cự tại 712 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mua mới và tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn. Nhà đầu tư trung và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường để có quyết định hợp lý”.

Tiếp tục xu hướng giảm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn với duy trì ở mức Tiêu cực đối với các chỉ số với ngưỡng kháng cự lần lượt là 710, 670 và 88,5 điểm đối với VN-Index, VN30 và HNX-Index. Bên cạnh đó, tín hiệu Trung hạn của HNX-Index cũng đã chuyển từ mức Tích cực xuống Trung tính để đồng pha với hai chỉ số còn lại.

Do đó, dự báo thị trường sẽ tiếp tục có xu hướng giảm trong một vài phiên tới để các chỉ số kiểm định khu vực hỗ trợ trung hạn MA100 đang nằm tại 695, 655 và 87 điểm, lần lượt đối với VN-Index, VN30 và HNX-Index”.

Xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Thị trường tiếp tục giảm điểm thể hiện xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn và đang đi đến các ngưỡng kháng hỗ trợ. Nhà đầu tư tiếp tục quan sát thêm diễn biến thị trường và chưa vội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu”.

Có khả năng lùi về ngưỡng 680

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

“Dựa trên quan điểm xu hướng tiêu cực sẽ tiếp diễn, FPTS bảo lưu khuyến nghị đứng ngoài quan sát đối với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn có mức chịu rủi ro thấp. Đối với nhà đầu tư vẫn có ý định duy trì nắm giữ cổ phiếu thì cũng chỉ nên giành một tỷ trọng thấp (không quá 50%) trên tổng tài sản và chờ đợi phản ứng của VN-Index tại vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Đọc tiếp »

Đường đi của số cổ phiếu trị giá 1.400 tỷ vừa thuộc về Chủ tịch Novaland

Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa ra thông báo về việc quỹ Credit Suisse AG của Singapore đã chuyển nhượng 19,518 triệu cổ phiếu NVL của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland) cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị Novaland, ông Bùi Thành Nhơn.

Mới đây, ông Bùi Thành Nhơn đã đăng ký mua vào một lượng cổ phiếu như trên. Trong khi đó, số cổ phiếu này cũng vừa được Credit Suisse nhận chuyển nhượng từ một nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Như Pho, vào ngày 14/4 vừa qua.

Giá trị của giao dịch không được công bố, song theo giá thị trường của NVL chốt phiên 25/4 là 73.000 đồng/cổ phiếu, thì giá trị của thương vụ lên tới 1.424 tỷ đồng.

Sau giao dịch thành công, tổng tài sản cổ phiếu NVL tính đến 25/4 của ông Bùi Thành Nhơn đã lên tới 10.636 tỷ đồng, với 145,7 triệu cổ phiếu.

Với khối tài sản này, ông Bùi Thành Nhơn là người giàu thứ 4 sàn chứng khoán Việt Nam sau ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air.

Đồng thời, ông Nhơn cũng tạo khoảng cách tài sản cổ phiếu xa hơn với ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hoà Phát. Ông Long hiện có số tài sản cổ phiếu đạt hơn 6.300 tỷ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn sinh năm 1958 tại Đồng Tháp, từng công tác tại nhiều doanh nghiệp về vật tư, chăn nuôi.

Từ năm 1992, ông Nhơn sáng lập và điều hành Novaland, đồng thời giữ vị trí chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp khác.

Mới đây, Novaland cũng gây xôn xao trong giới tài chính khi chi gần 2.000 tỷ để mua Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức, mới thành lập được một năm, với lý do công ty này sở hữu 19% vốn góp vào dự án The Sunrise Bay (Đà Nẵng).

Đọc tiếp »

Chứng khoán sáng 26/4: Cổ phiếu ào ạt tăng trở lại

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Chứng khoán chiều 26/4: STB lại tung trần

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Blog chứng khoán: Chờ đợt test cung

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Quốc Cường Gia Lai bán “siêu dự án” trả nợ nghìn tỷ cho BIDV

Báo cáo sau kiểm toán năm 2016 của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) vừa ghi nhận công ty đang trong quá trình đàm phán chuyển nhượng dự án Phước Kiển cho Sunny Island.

Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai đã ký với Công ty Cổ phần Đầu tư Sunny Island biên bản thoả thuận chuyển nhượng 100% quyền sở hữu một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny. Thoả thuận được ký kết vào ngày 15/10/2016, song do dự án chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng nên hai bên tạm hoãn, Dự kiến, hai bên sẽ hoàn tất đàm phán trong năm 2017.

Sunny Island có vốn điệu lệ 250 tỷ đồng, trụ sở lại số 8 Nguyễn Huệ, quận 1, Tp.HCM.

Tại ngày 31/3/2017, Quốc Cường Gia Lai cho biết đã nhận tạm ứng tổng cộng 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng) từ Sunny để tất toán nợ vay với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Số tiền này Quốc Cường Gia Lai sẽ cấn trừ vào trong hợp đồng chuyển nhượng khi hai bên hoàn tất đàm phán.

Quốc Cường Gia Lai đồng thời đã thanh toán toàn bộ 1.376 tỷ đồng nợ gốc và 250 tỷ đồng lãi cho phía BIDV. Trước đó, vào ngày 5/12/2016, Quốc Cường Gia Lai đã xin BIDV tất toán toàn bộ khoản nợ vay gốc tại ngày 31/12/2016 và nợ lãi trước 31/3/2017 và đề nghị giảm 50% lãi vay cho dự án Phước Kiển và được BIDV chấp thuận.

Đây là khoản vay BIDV chi nhánh Quang Trung để tài trợ vốn cho dự án Phước Kiển.

Theo đúng cam kết, Quốc Cường Gia Lai cũng thành lập Công ty TNHH Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do tập đoàn nắm giữ 80% vốn.

Tính đến hết năm 2016, Quốc Cường Gia Lai có tổng tài sản khoảng 8.217 tỷ đồng, nợ phải trả đạt 4.209 tỷ chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Hưởng ứng thông tin tích cực trên, cổ phiếu QCG đã tăng trần phiên 26/4 đạt 7.320 đồng/cổ phiếu. Gần đây, cổ phiếu này cũng có đà tăng khá tốt.

Dự án khu dân cư Phước Kiển được Quốc Cường Gia Lai thực hiện từ năm 2010. Dự án gồm khu phức hợp biệt thự, nhà phố, trung tâm thương mại và chung cư cao tầng với diện tích 93ha tại huyện Nhà bè, Tp.HCM.

Tại đại hội cổ đông năm 2016, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, chia sẻ, dự án Phước Kiển có quy mô lớn, công ty đã dồn nhiều nguồn tiền vào nhưng chưa thể bán được sản phẩm. Muốn bán lại phải đi vay, phải bỏ thêm tiền vào để xây dựng trong khi các thủ tục pháp lý còn chưa xong.

Bà Loan cho biết, sở dĩ không rút vốn tại Phước Kiển vì nghĩ đến duy trì quỹ đất, giữ nguồn lực cho công ty. Tuy nhiên, trước áp lực trả nợ, lãi vay ngân hàng, Quốc Cường Gia Lai đã quyết định bán dự án.

Đọc tiếp »

Nhận định chứng khoán ngày 27/4: “Kiểm định lại ngưỡng 715”

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 27/4/2017.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, VN-Index tăng 2,46 điểm lên 710,04 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,70 điểm lên 88,55 điểm.


Nhận định

Khuyến nghị

BVSC

Mặc dù có phiên hồi phục nhẹ hôm nay nhưng khả năng điều chỉnh tiếp của VnIndex vẫn được đánh giá cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn, không tăng thêm tỷ trọng cho phần danh mục này cho đến khi chỉ số về các vùng hỗ trợ sâu hơn.

BSC

Nhà đầu tư nên chờ đợi việc VN-Index kiểm tra hỗ trợ 710 trong những phiên tiếp theo, nếu thành công thì đó sẽ là dấu hiệu tin cậy cho việc khởi động vị thế mua mới, đặc biệt là một số cổ phiếu nhóm VN30 có tình hình kinh doanh tốt trong giai đoạn hiện tại nhưng đã điều chỉnh trong thời gian vừa qua.

SHS

Trong phiên giao dịch tới, VN-Index nhiều khả năng duy trì đà hồi phục để thử thách vùng kháng cự 710-714 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mở vị thế mua thăm dò nếu thị trường tăng điểm đi kèm với thanh khoản tăng trong phiên ngày 27/4.

VCSC

Tín hiệu ngắn hạn của các chỉ số chủ chốt như VN-Index, VN30 hay HNX-Index vẫn đang duy trì mức Tiêu cực với ngưỡng kháng cự lần lượt nằm tại 715 điểm, 675 và 88,8 điểm. Nhiều khả năng các ngưỡng này có thể sẽ được kiểm định trong phiên ngày 27/4.

VDSC

Hai chỉ số đồng loạt lấy lại sắc xanh, thanh khoản cũng có sự cải thiện cho thấy lực cầu bắt đáy đã tham gia và tín hiệu này giúp đà rơi của thị trường sẽ chững lại thay vào đó là các phiên hồi phục, tuy nhiên để có thể thay đổi trạng thái xu hướng giảm VN-Index và HNX-Index vẫn vượt lên trên ngưỡng kháng cự 718 và 89,5 điểm.

FPTS

Phiên hồi phục này đang mở ra cơ hội tăng giá của VN-Index. Nếu phiên kế tiếp vẫn là phiên tăng kèm thanh khoản cải thiện thì sẽ kích hoạt tín hiệu mua trở lại với chỉ số này.

Khuyến nghị đứng ngoài quan sát đối với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn có mức chịu rủi ro thấp sẽ tiếp tục được duy trì trong các phiên cuối tuần.


Khả năng điều chỉnh tiếp được đánh giá cao

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Mặc dù có phiên hồi phục nhẹ hôm nay nhưng khả năng điều chỉnh tiếp của VnIndex vẫn được đánh giá cao. Đà giảm điểm có thể theo biên độ thoải, xen kẽ các phiên hồi phục với mức độ phân hóa cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn, không tăng thêm tỷ trọng cho phần danh mục này cho đến khi chỉ số về các vùng hỗ trợ sâu hơn”.

Kiểm tra ngưỡng 710 trong phiên tới

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

“Thị trường có phiên giao dịch tích cực nhất tính từ đầu tuần với thanh khoản tăng rõ rệt. Hơn nữa, việc chinh phục thành công ngưỡng 710 sẽ mang lại niềm tin cho nhà đầu tư hơn trong bối cảnh không có thông tin vĩ mô hỗ trợ. Thị trường đang cho thấy tín hiệu lạc quan, mặc dù vậy các nhà đầu tư cũng nên có những hành động thận trọng khi mà chỉ số hồi phục sau một chuỗi các phiên giảm điểm là điều hết sức bình thường.

Nhà đầu tư nên chờ đợi việc VN-Index kiểm tra hỗ trợ 710 trong những phiên tiếp theo, nếu thành công thì đó sẽ là dấu hiệu tin cậy cho việc khởi động vị thế mua mới, đặc biệt là một số cổ phiếu nhóm VN30 có tình hình kinh doanh tốt trong giai đoạn hiện tại nhưng đã điều chỉnh trong thời gian vừa qua”.

Thử thách vùng 710-714

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

“Chúng tôi nhận định, thị trường đang bảo toàn được vùng đáy ngắn hạn tại 706 điểm sau khi kiểm tra lại thành công trong phiên hôm nay. Do đó, trong phiên giao dịch tới, VN-Index nhiều khả năng duy trì đà hồi phục để thử thách vùng kháng cự 710-714 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mở vị thế mua thăm dò nếu thị trường tăng điểm đi kèm với thanh khoản tăng trong phiên ngày 27/4. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục cổ phiếu và chỉ nên tham gia thị trường nếu VN-Index vượt được kháng cự 716 điểm (MA50) với động lực tốt”.

Kiểm định lại ngưỡng 715

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Thị trường tăng điểm phiên hôm nay với lực cầu được cải thiện ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Thanh khoản đối với nhóm VN30 đạt 36,8 triệu cổ phiếu, tăng 31,4% so với phiên hôm trước và cao hơn mức bình quân 5 phiên gần nhất, nhờ đó, VN30 đã tăng 0,74% và đóng cửa phía trên đường MA5 ngày, gợi mở khả năng tiếp tục phục hồi.

Tuy nhiên, tín hiệu ngắn hạn của các chỉ số chủ chốt như VN-Index, VN30 hay HNX-Index vẫn đang duy trì mức Tiêu cực với ngưỡng kháng cự lần lượt nằm tại 715 điểm, 675 và 88,8 điểm. Nhiều khả năng các ngưỡng này có thể sẽ được kiểm định trong phiên ngày mai”.

Thanh khoản có sự cải thiện

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Hai chỉ số đồng loạt lấy lại sắc xanh, thanh khoản cũng có sự cải thiện cho thấy lực cầu bắt đáy đã tham gia và tín hiệu này giúp đà rơi của thị trường sẽ chững lại thay vào đó là các phiên hồi phục, tuy nhiên để có thể thay đổi trạng thái xu hướng giảm VN-Index và HNX-Index vẫn vượt lên trên ngưỡng kháng cự 718 và 89,5 điểm”.

Mở ra cơ hội tăng giá

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

“Khuyến nghị đứng ngoài quan sát đối với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn có mức chịu rủi ro thấp sẽ tiếp tục được duy trì trong các phiên cuối tuần. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ tín hiệu điểm mua phù hợp, tránh bị chi phối bởi tâm lý bắt đáy ngắn hạn.

Đối với các chiến lược đầu cơ lướt sóng thì tín hiệu giá đang ủng hộ cho nhịp hồi phục ngắn của VN-Index, tuy nhiên việc mua mới chỉ dành cho nhà đầu tư nhanh nhạy có mức chấp nhận rủi ro cao”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Đọc tiếp »

Chứng khoán sáng 27/4: Bùng nổ rực rỡ

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Chủ tịch Vingroup: Ùn tắc giao thông cần nhìn từ gốc

Một trong những ấn tượng lớn nhất tại đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Vingroup (mã chứng khoán VIC - HOSE) diễn ra hôm 26/4 là sự thẳng thắn của người đứng đầu tập đoàn, ông Phạm Nhật Vượng, khi đã trả lời gần như mọi câu hỏi của nhà đầu tư liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.

Nhà cao tầng không phải nguyên nhân tắc đường

Trước thắc mắc của cổ đông về mật độ xây dựng của Vingroup có thể gây trở ngại đến quá trình bán hàng, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng nói, mật độ xây dựng nhiều dự án bất động sản của Vingroup ở mức thấp so với bình quân thị trường.

Ông dẫn chứng, dự án Time City tại Hà Nội có mật độ xây dựng chỉ 30%, trong khi nhiều nghiên cứu cho thấy bình quân mật độ xây dựng trên tổng quy mô đất của thị trường lên tới 60% tức là 1 m2 đất có thể xây dựng tới 19 m2 sàn.

Chủ tịch Vingroup cũng bày tỏ quan điểm trước nhiều ý kiến cho rằng nhà cao tầng là nguyên nhân gây tắc đường ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM. Ông khẳng định, tổng số 70.000 - 80.000 cư dân tại các dự án đô thị của Vingroup tham gia giao thông trên đường chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, và không phải là nguyên nhân gây tắc đường.

“Vấn đề ùn tắc giao thông ở đô thị cần được nhìn đúng bản chất, để giải quyết từ gốc. Đó là hạ tầng giao thông của Việt Nam quá thấp, đường xá quá kém, xe máy lưu thông nhiều. Tôi từng sang Tokyo, ở những khách sạn cao hơn 60 tầng, hai toà nhà cao tầng cách nhau chỉ một sải tay, nhưng họ không hề tắc đường”, ông Vượng nói, và cho rằng cần giải quyết ùn tắc bằng tổng thể nhiều giải pháp khác nhau.

Với vai trò là một doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản, ông Vượng cho biết Vingroup đã hỗ trợ phía Hà Nội tổ chức cuộc thi ý tưởng giải quyết giao thông nội đô. Mặt khác, Vingroup cũng tham gia vào hạ tầng đô thị. Chẳng hạn, tập đoàn đang tham gia xây dựng 5 tuyến metro theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).

“Đầu tư vốn giải quyết hạ tầng đô thị, nhưng đổi lại, Vingroup sẽ có hàng chục nghìn ha đất vùng ven để phát triển các dự án khu dân cư, các thành phố xanh tương lai, với quỹ đất có thể xây dựng đến khi tôi nghỉ hưu. Quan điểm của tôi là cần phải phát triển nhà cao tầng để tăng hệ số sử dụng đất lên”, tỷ phú cho hay.

Ông cũng cho biết thương hiệu mới Vincity không phải là nhà ở giá thấp hay như nhà ở xã hội, mà là phân khúc dành cho những người có thu nhập trung bình cao thích “hương đồng gió nội”, cách xa thành phố với không gian sống xanh. Theo đó Vincity sẽ xây dựng các khu nhà cao 38-40 tầng, chấp nhận lãi thấp hơn, nhưng bù lại sẽ có hạ tầng tốt, kiến trúc đẹp.

Về giá cổ phiếu VIC trên sàn chứng khoán, Chủ tịch Vingroup cho biết rất quan tâm, nhưng không biết làm sao để cho giá tăng, bởi chuyện tăng giảm theo ông là do thị trường quyết định.

“Tôi nghĩ là chúng ta cần làm tốt, làm sao cho hiệu quả, minh bạch, ổn định thì giá cổ phiếu chắc chắn lên”, ông Vượng nói và khẳng định chủ trương tài chính của công ty là mở rộng đầu tư, nếu tiền còn dư thì sẽ chia cổ tức.

Về vấn đề chi phí quản trị doanh nghiệp cao, ông Vượng khẳng định, Vingroup đang ở trong một cuộc cách mạng nhằm cải tổ về quản trị. Theo đó, tập đoàn lấy 5 tiêu chí là hạt nhân hoá tức cán bộ làm trọng, chuẩn hoá tiêu chí, đơn giản hoá, tự động hoá và và chia sẻ hoá.

“Chúng tôi đang áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào quản trị giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm chi phí, tinh gọn bộ máy. Định hướng của doanh nghiệp là quản trị theo hướng kinh tế chia sẻ kiểu Uber”, ông Vượng nói.

Thương mại điện tử, sẽ chờ đối thủ... “chết”

Tại đại hội, nhiều ý kiến cổ đông bày tỏ lo ngại về hiệu quả, chất lượng dịch vụ của mảng thương mại điện tử mà Vingroup đang triển khai.

Người đứng đầu tập đoàn trả lời, thương mại điện tử là xu hướng không thể phủ nhận và đang phát triển rất nhanh. Vingroup từng đưa ra kế hoạch phát triển nhanh mảng này, song trong lúc phát triển nhanh thì các đối thủ khác cũng “chạy nhanh” không kém, họ tìm mọi cách để giảm giá, thậm chí mua 10 đồng nhưng bán ra chỉ 7 đồng, tức là giảm tới đáy để đẩy doanh thu.

Dù vậy, theo ông Vượng, thương mại điện tử sẽ là câu chuyện của tương lai, và dần dần thay thế cách mua hàng offline truyền thống.

“Chúng tôi quyết định lấy tiêu chí phát triển bền vững, chặt chẽ, chờ đối thủ “chết”. Bởi với cách phát triển như hiện nay mua 10 đồng bán 7 thì họ không sống được chục năm. Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu lớn đã bị khai tử”, ông Vượng nói và cho biết với mảng thương mại điện tử, Vingroup sẽ cố không để bị lỗ quá nhiều, tận dụng thời gian để củng cố nhân lực, hệ thống.

Ông cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của cổ đông khi muốn thay đổi tên miền thương hiệu “Adayroi”, bởi trong một thế giới phẳng, sẽ cần một tên miền dễ nhớ và mang tính toàn cầu hơn.

Cũng tại đại hội cổ đông, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup thông tin, năm 2016 tập đoàn đạt kỷ lục doanh thu với 57.614 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.513 tỷ đồng, vượt 28% và 17% kế hoạch. Giá trị hợp đồng bán hàng bất động sản đạt 83.000 tỷ đồng với 15.000 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại và căn hộ khách sạn.

Còn trong năm 2017, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận giảm còn 3.000 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Cienco 4 tăng vốn lên 1.500 tỷ, niêm yết cổ phiếu năm 2017

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 - Công ty Cổ phần, vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2016, Cienco 4 đạt doanh thu 5.652 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đạt 19,2%. Trong năm qua, Cienco 4 cũng chi trả cổ tức 18% cho nhà đầu tư.

Năm 2017, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 7.600 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện sau thuế 185 tỷ đồng, chi trả cổ tức cho cổ đông 18%.

Công ty cũng dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng và thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn.

Đây không phải là lần đầu tiên Cienco 4 đặt kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Trước đó, đại hội cổ đông thường niên 2016 công ty cũng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) nhưng bị trì hoãn.

Theo lý giải của ban giám đốc công ty là do công ty vướng mắc nhiều thủ tục, kế hoạch đầu tư…

Cũng tại đại hội, Hội đồng quản trị Cienco 4 thống nhất chuyển hướng phát triển tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, phù hợp với định hướng thị trường.

Trong đó, công ty sẽ vẫn ưu tiên mảng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là chủ đạo. Tuy nhiên sẽ đồng thời mở rộng dần sang các lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, môi trường, năng lượng và sản xuất thêm các sản phẩm khác...

Cienco 4 là nhà đầu tư các dự án theo hình thức BOT như dự án cầu Yên Lệnh, dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy- tuyến tránh Hà Tĩnh… Đây là những dự án đã mang lại những thành tựu vượt trội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.

Đọc tiếp »

Vinalines bán thành công Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo kết quả đấu giá bán phần vốn góp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) được tổ chức vào ngày 24/4/2017.

Theo đó, Vinalines đã chuyển nhượng thành công lượng lớn cổ phần trị giá 262,5 tỷ đồng tại VNLSY với giá bán khởi điểm là 81,787 tỷ đồng. Lượng cổ phần này tương đương 88,65% vốn điều lệ (thực góp) của Vinalines tại VNLSY.

Có hai nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần trong đó có 1 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân với giá trị phần vốn góp bán được là 81,787 tỷ đồng đúng bằng với giá khởi điểm.

Thời gian nộp tiền mua phần vốn góp chậm nhất 16 giờ ngày 4/5/2017 và thời gian hoàn trả tiền đặt cọc từ ngày 26/4/2017 đến ngày 2/5/2017.

Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines được thành lập năm 2008, vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng.

Khi mới thành lập, mục tiêu của công ty này là trở thành nơi huy động vốn, đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển của Vinalines tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy này có diện tích trên 95,3 ha với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9/2016, vốn góp của chủ sở hữu của công ty là 296,5 tỷ đồng - trong đó, Vinalines sở hữu gần 89% vốn, phần còn lại là của Công ty Cổ phần Phát triển hàng hải (Vimadeco). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ gần 186 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Chứng khoán chiều 24/4: Diễn biến lạ ở STB và EIB

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Blog chứng khoán: Co giật yếu ớt

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Nhận định chứng khoán ngày 25/4: “Sẽ kiểm nghiệm mức 700-705”

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 25/4/2017.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/4, VN-Index giảm 3,02 điểm xuống 709,39 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,46 điểm xuống 88,42 điểm.


Nhận định

Khuyến nghị

BVSC

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

BSC

VN-Index trong phiên ngày mai có thể sẽ tiếp tục kiểm tra vùng kháng cự 710, tuy nhiên tuần này rủi ro điều chỉnh vẫn còn tương đối lớn khi mà động lực hiện tại của chỉ số là kết quả kinh doanh quý 1 của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng.

SHS

Chúng tôi cho rằng, rủi ro điều chỉnh tiếp của thị trường vẫn ở mức khá cao và trong phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục đà giảm để kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 705 điểm, nếu lực cầu ở vùng này tốt thì chỉ số có thể hồi phục trở lại với kháng cự gần nhất tại 713 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới trong giai đoạn này và nên tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu.

VCSC

Chỉ số VN-Index mặc dù hãm đà điều chỉnh tốt hơn, nhưng vẫn đang trong khả năng giảm xuống hỗ trợ MA100 tại 695 điểm.

VDSC

Thị trường vẫn có khả năng giảm sâu hơn nữa, do vậy nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, nhất là trong những phiên phục hồi kỹ thuật.

FPTS

Chúng tôi bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư cần hạn chế các giao dịch theo chiều mua và chờ đợi các tín hiệu phản hồi của giá khi rơi về khu vực hỗ trợ tiếp theo.


Quay vòng bán ra ngay khi có nhịp hồi

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Chỉ số VN-Index đang tiếp cận vùng hỗ trợ gần tại 705-710 điểm với rủi ro trong ngắn hạn vẫn đứng ở mức cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

Tuy nhiên vẫn có thể kết hợp trading mua vào một tỷ trọng nhỏ cho danh mục ngắn hạn khi chỉ số về các vùng hỗ trợ, nhưng cần quay vòng bán ra ngay sau khi thị trường có nhịp hồi”.

Tiếp tục kiểm tra vùng 710

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

“Rủi ro thị trường vẫn đang hiện diện khi mà động lực chính cho thị trường là nhóm VN30 ngày càng suy yếu, trong bối cảnh một bộ phận thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Việc không thể giữ vững được mức hỗ trợ tâm lý 710 điểm trong phiên hôm nay là một tín hiệu kém khả quan cho nhà đầu tư trong những ngày tiếp theo.

Nhà đầu tư nên thận trọng trong điều kiện hiện tại, tiếp tục chốt lãi các cổ phiếu trong danh mục, đặc biệt là các cổ phiếu đã được phản ánh thông tin kinh doanh quý 1 trong thời gian vừa qua.

Việc duy trì tỷ trọng tiền mặt trên cổ phiếu ở mức cao là điều nhà đầu tư nên làm. VN-Index trong phiên ngày mai có thể sẽ tiếp tục kiểm tra vùng kháng cự 710, tuy nhiên tuần này rủi ro điều chỉnh vẫn còn tương đối lớn khi mà động lực hiện tại của chỉ số là kết quả kinh doanh quý 1 của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng”.

Không nên mua mới

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

“Chúng tôi cho rằng, rủi ro điều chỉnh tiếp của thị trường vẫn ở mức khá cao và trong phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục đà giảm để kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 705 điểm (đáy phiên 18/4), nếu lực cầu ở vùng này tốt thì chỉ số có thể hồi phục trở lại với kháng cự gần nhất tại 713 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới trong giai đoạn này và nên tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư trung và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường để có quyết định hợp lý”.

Vẫn trong đà giảm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn tiêu cực vẫn duy trì tại những VN-Index, VN30 và HNX-Index và VN30 là chỉ số có diễn biến xấu hơn cả. Chỉ số này đang hướng về ngưỡng hỗ trợ trung hạn hiện đang nằm tại 655 điểm, tạo bởi các đường MA100 và MA200 ngày.

Chỉ số VN-Index mặc dù hãm đà điều chỉnh tốt hơn, nhưng vẫn đang trong khả năng giảm xuống hỗ trợ MA100 tại 695 điểm. Tín hiệu trung hạn của HNX-Index khả quan hơn một chút khi vẫn duy trì phía trên ngưỡng 88 của đường MA50, tuy vậy ngưỡng hỗ trợ này cũng đang nằm trong sự thách thức”.

Có khả năng giảm sâu hơn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Các chỉ số tiếp tục giảm điểm với thanh khoản ở mức thấp. Thị trường vẫn có khả năng giảm sâu hơn nữa, do vậy nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, nhất là trong những phiên phục hồi kỹ thuật”.

Sẽ kiểm nghiệm mức 700-705

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

“So với tín hiệu kỹ thuật của tuần trước thì rủi ro phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đang tăng lên đối với chỉ số VN-Index. Mặc dù áp lực bán tháo chưa xuất hiện nhưng mức độ phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu đang khiến cho kỳ vọng hồi phục của nhà đầu tư bị bào mòn, đặc biệt là khi áp lực giảm mạnh thường xuất hiện vào phiên khớp lệnh đóng cửa.

Dựa trên kịch bản xu hướng giảm giá sẽ chiếm ưu thế, chúng tôi bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư cần hạn chế các giao dịch theo chiều mua và chờ đợi các tín hiệu phản hồi của giá khi rơi về khu vực hỗ trợ tiếp theo. Nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu rủi ro thấp được khuyến nghị đứng ngoài thị trường trong giai đoạn này”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Đọc tiếp »

Ông Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch doanh nghiệp hàng không nghìn tỷ

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Tân Sơn Nhất Sasco (mã chứng khoán SAS) vừa thông báo về việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Theo đó, Hội đồng quản trị đã bầu chọn ông Nguyễn Hạnh giữ chức chủ tịch của công ty thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2015 -2019.

Bà Đoàn Thị Mai Hương sẽ giữ chức Tổng giám đốc Sasco từ 20/4. Đồng thời bà Hương vẫn tiếp tục là người đại diện pháp luật của Sasco.

Vợ ông Jonathan Hạnh Nguyễn là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên hiện cũng giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị nhưng không tham gia điều hành tại Sasco.

Bà Thuỷ Tiên đã tham gia vào Sasco từ năm 2014. Hiện bà cũng giữ chức Tổng giám đốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group). Công ty này là cổ đông lớn của Sasco với số lượng nắm giữ lên tới 31,6 triệu cổ phần (24,05%), tương ứng đạt giá trị 784,4 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp khác có liên quan đến gia đình ông Jonathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu châu, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh cũng lần lượt nắm giữ 14,6% và 5% vốn của Sasco.

Như vậy, tổng cộng nhóm các công ty của gia đình ông Hạnh Nguyễn nắm giữ khoảng 44% cổ phần của Sasco. Hiện Sasco có thị giá khoảng 24.800 đồng/cổ phiếu, quy mô vốn hoá đạt 3.261 tỷ đồng.

Ngoài việc được biết đến là ông chủ kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, gần đây gia đình ông Hạnh Nguyễn có sự lấn sân rõ rệt sang lĩnh vực hàng không. Sasco là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không quy mô lớn, chủ yếu là kinh doanh các cửa hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách, và bán hàng tại trung tâm thương mại tại Tân Sơn Nhât.

Trong quý 1, Sasco đạt doanh thu 597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 66 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2017 Sasco dự kiến doanh thu ở mức 2.217 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 220,7 tỷ.

Sasco là công ty con của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), được cổ phần hoá năm 2014. Công ty có vốn điều lệ 1.315 tỷ đồng. Năm 2014, đợt IPO của Sasco là một trong những thương vụ được chú ý nhất năm khi lượng đặt mua lên đến 145 triệu cổ phần, gần gấp 5 lần lượng chào bán. Toàn bộ số cổ phần đấu giá đã được bán hết với giá trúng bình quân 19.330 đồng.

Hiện ACV vẫn nắm 49,8% vốn tại Sasco.

Đọc tiếp »

Vinaconex - PVC chìm trong thua lỗ sau khi cựu chủ tịch 8X bị bắt

Công ty Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (mã chứng khoán PVV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017. Theo đó, doanh thu của công ty trong kỳ chỉ đạt 29,2 tỷ đồng chủ yếu đến từ kinh doanh bất động sản và các hợp đồng xây dựng, cung cấp dịch vụ. Dù doanh thu tăng 29% so với cùng kỳ song công ty lại lỗ tới 10 tỷ đồng.

Việc thua lỗ được cho là do áp lực lãi vay quá lớn. Tính đến hết quý 1, Vinaconex - PVC có tổng nợ phải trả lên tới 1.120 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 150 tỷ.

Theo kế hoạch, năm 2017 Vinaconex - PVC đặt mục tiêu doanh thu 434 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 12,6 tỷ.

Trước đó, năm 2016, Vinaconex - PVC đã lâm vào thua lỗ 44 tỷ đồng sau biến cố Chủ tịch Hội đồng quản trị Trương Quốc Dũng bị bắt. Ông Dũng sinh năm 1982 tại Ninh Bình, được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của công ty khi mới 25 tuổi. Ông từng là vị chủ tịch doanh nghiệp trẻ nhất sàn chứng khoán năm 2011.

Ông Trương Quốc Dũng bị bắt vào giữa tháng 9/2016 cùng với 3 bị can khác để điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Sau quyết định khởi tố, cổ phiếu PVV liên tục giảm sàn, hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận công ty âm cùng với cổ phiếu lao đốc, PVV đã bị liệt vào danh sách cảnh báo.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2017, ông Phan Đình Phong đã được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 -2022.

Vinaconex - PVC tiền thân là Công ty Đầu tư phát triển và Xây dựng công trình giao thông miền Bắc, được thành lập năm 2007, với sự góp vốn của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Đến năm 2009, PVC tham gia góp vốn từ đó công ty trở thành công ty liên kết của Vinaconex và PVC. Hiện công ty có vốn điều lệ khoảng 300 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng nhà máy, công trình của ngành dầu khí, thi công nhà cao tầng, hạ tầng giao thông, bất động sản.

Đọc tiếp »