Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Tân Chủ tịch FLC Faros: “Sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2017 ngay quý 2”

Bên lề đại hội cổ đông thường niên năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết, người vừa được bầu bổ sung vào Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần FLC Faros, đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, cho biết với triển vọng kinh doanh hiện tại, FLC Faros có thể hoàn thành vượt 100% kế hoạch lợi nhuận năm 2017.

Vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FLC, vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FLC Faros, việc này có làm ông tăng chịu sức ép phải phân bổ thời gian giữa hai vị trí?

Tôi đã tính trước các yếu tố khi nhận thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FLC Faros. Việc công việc thì chắc chắn có nhiều hơn, nhưng không phải là vấn đề lớn bởi về cơ bản, FLC và FLC Faros có liên hệ mật thiết trong các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, các dự án riêng của FLC Faros cũng cùng lĩnh vực mà FLC đang làm. Kết hợp lại sẽ giúp tăng hiệu quả chung của cả 2 công ty, còn với cá nhân tôi, phát sinh thêm chủ yếu là những công việc mang tính hành chính.

Trong khi đó, tôi tự hào có đội ngũ giúp việc rất mạnh, có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và đặc biệt là rất tâm huyết với sự phát triển của Công ty. Nên tôi nghĩ, sẽ không có phát sinh khó khăn thử thách gì trong giai đoạn mới. Vấn đề lớn nhất là làm sao duy trì và phát huy được hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Năm 2017, FLC Faros đặt mục tiêu 580 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh so với con số 470 tỷ đồng của năm 2016. Điều này liệu có tạo áp lực lớn cho ông không, khi lợi nhuận quý 1 là 90 tỷ đồng sau thuế?

Tôi không chịu áp lực nào cả. Con số lợi nhuận mà Công ty đưa ra cho đến nay thậm chí còn là tương đối thận trọng.

Với diễn biến kinh doanh hiện nay, FLC Faros hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch năm ngay trong 6 tháng đầu năm, và ước cả năm sẽ vượt 100% kế hoạch.

FLC Faros hiện là nhà thầu lớn, với hàng loạt dự án. Nhờ quỹ dự án khổng lồ này, Công ty đảm bảo được mức sinh lợi tương đối ổn định.

Nhưng ngoài vai trò này, FLC Faros cũng là chủ đầu tư của một loạt dự án bất động sản lớn, đây chính là yếu tố sẽ tạo nên đà tăng trưởng mạnh của Công ty năm 2017 và các năm tiếp theo.

Mặc dù gây chú ý với các công trình lớn, nhưng FLC Faros vẫn được nhớ đến với các dự án của FLC. Trong thời gian tới đây, FLC Faros có ý định mở rộng khách hàng của mình?

Tôi cho rằng, khách hàng nào cũng là khách hàng thôi. FLC có việc, FLC Faros làm được việc và làm rất tốt, vậy thì sao phải đi tìm nhà cung cấp dịch vụ khác cho nhau?

Chưa kể, sự hiểu biết giữa hai bên sẽ giúp công việc được phối hợp trôi chảy hơn - là yếu tố quan trọng tạo nên những công trình có tốc độ thi công thần tốc.

Mặc dù vậy, trong quý 2 này, FLC Faros cũng đã bắt đầu mở rộng đối tượng phục vụ ra các dự án khác.

Giá cổ phiếu ROS của FLC Faros vẫn luôn là một trong những tâm điểm gây chú ý của thị trường. Ông có nhận xét gì về diễn biến giá thời gian gần đây?

Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng doanh nghiệp và quan hệ cung cầu. ROS nắm giữ chủ yếu bởi cổ đông lớn, nhà đầu tư nước ngoài, nên cung thị trường quá thấp.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của FLC mới đây, tôi cũng đã nói, nếu cơ cấu cổ đông của FLC mà cô đặc như ROS thì việc FLC đạt được giá này cũng bình thường.

Thêm nữa, như tôi đã nói ở trên, kết quả kinh doanh của FLC Faros đang diễn biến tích cực với các dự án lớn đã đầu tư và xây dựng. Bản thân tôi cũng là một nhà đầu tư, và tôi đã mua vào trong thời gian qua. Tôi hiểu FLC Faros và tôi vẫn giữ kỳ vọng của mình ở mức giá này.

Đọc tiếp »

Cổ phiếu MIG của Bảo hiểm Quân đội chính thức chào sàn UPCoM

Sáng 5/5, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (mã chứng khoán MIG) đã có phiên giao dịch cổ phiếu đầu tiên tại sàn UPCoM trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Theo đó, 80 triệu cổ phiếu MIG đã chính thức được niêm yết và giao dịch tại sàn UPCoM với mức giá chào sàn trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.000 đồng/cổ phiếu.

MIC có vốn điều lệ 800 tỷ đồng với hơn 600 cổ đông theo danh sách chốt đến ngày 24/3/2017, trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 69,58%.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của MIC, đáp ứng mong muốn của cổ đông, và góp phần nâng cao mức vốn hóa của ngành bảo hiểm trên thị trường chứng khoán.

Ông Uông Đông Hưng – Phó tổng giám đốc MB, Chủ tịch Hội đồng Quản trị MIC, cho biết: “MIC mang đến thị trường chứng khoán mã chứng khoán của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ liên tục duy trì tăng trưởng trong 10 năm hoạt động với các chỉ số tài chính vượt kế hoạch, một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ, năng động, phát triển bền vững, tiên phong trong hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, luôn giữ vững chỉ số an toàn liên tục trong nhiều năm, có khát vọng mạnh mẽ khi đặt mục tiêu lọt vào TOP 5 (năm 2020) và TOP 3 (năm 2025)”.

Việc đăng ký giao dịch sẽ giúp MIC nâng cao uy tín và thương hiệu MIC trên thị trường, tăng tính minh bạch và thanh khoản của cổ phiếu MIC, mở thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, là tiền đề để tiếp tục phát triển, phát hành cổ phiếu tăng vốn, trở thành doanh nghiệp có chất lượng và hiệu quản quản trị hàng đầu trong ngành bảo hiểm.

Kể từ khi thành lập năm 2007, MIC liên tục có sự tăng trưởng nhanh về doanh thu và lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu thành công với doanh thu đạt 1.908 tỷ đồng, tổng tài sản 2.951 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 88 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 8%, tổng số lượng cán bộ nhân viên vượt 1.500 người, hoàn thành dự án mô hình tổ chức và KPI, cũng như mở rộng mạng lưới lên đến 60 công ty thành viên trên khắp các tỉnh thành.

Mục tiêu năm 2017 doanh thu đạt 2.150 tỷđồng, lợi nhuận trước thuế là 148 tỷ đồng, ROE 13%, cổ tức tối thiểu 8%. Chiến lược đến năm 2021 doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 2.000 tỷ đồng, ROE ở mức 13%.

Đọc tiếp »

Chứng khoán chiều 5/5: Cầu ngoại mất hút, VNM sập mạnh

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Blog chứng khoán: Thiếu cầu ở blue-chips

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vissan báo lãi đậm quý 1 nhờ thịt lợn hơi rớt giá mạnh

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ súc sản - Vissan (Mã VSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2017.

Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1 đạt 750 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, do giá vốn giảm sâu nên lợi nhuận gộp thu về tăng mạnh, đạt 193 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ.

Kết thúc quý 1, lợi nhuận sau thuế của Vissan đạt gần 48 tỷ đồng - tăng 15,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình của Vissan, lợi nhuận công ty tăng mạnh chủ yếu do giá lợn hơi đầu vào bình quân quý 1/2017 giảm 27,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động của công ty tăng chủ yếu do phát sinh thêm các khoản chi phí vì xác định lại giá trị doanh nghiệp như chi phí phân bổ lợi thế kinh doanh, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao.

Tuy nhiên, do giá vốn giảm nhiều hơn chi phí hoạt động tăng đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng mạnh.

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA) đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1974. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt lợn, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh.

Trong năm 2017, Vissan đặt mục tiêu bán ra 28.500 tấn thịt heo, tăng 35% so với năm 2016; thịt bò 2.170 tấn thịt bò, tăng 35% và thực phẩm chế biến đạt 19.760 tấn, tăng 14,5%.

Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu toàn mạng lưới đạt 4.545 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 156 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Cổ phiếu tăng 200%, ai đã chớp thời cơ "thoát hàng" tại Quốc Cường Gia Lai?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai đánh dấu phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp, chính thức vượt mệnh giá đạt 10.200 đồng, sau nhiều năm dài rơi thảm và chỉ giao dịch loanh quanh dưới mệnh giá.


So với thời điểm có giá thấp kỷ lục 3.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 14/12/2016, QCG đã tăng kỷ lục tới hơn 200%. Nếu tính trong vòng một tháng trở lại đây, QCG đã tăng từ 6.500 đồng lên 10.200 đồng, tương ứng thị giá tăng tới 56,9%.


QCG có tín hiệu hồi phục trong thời gian gần đây được cho là nhờ những thông tin hỗ trợ về việc tái cơ cấu quỹ đất, cụ thể là bán dự án Phước Kiển.


Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai đã ký với Công ty Cổ phần Đầu tư Sunny Island biên bản thoả thuận chuyển nhượng 100% quyền sở hữu một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny.


Tại ngày 31/3/2017, Quốc Cường Gia Lai cho biết đã nhận tạm ứng tổng cộng 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng) từ Sunny để tất toán nợ vay với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Số tiền này Quốc Cường Gia Lai sẽ cấn trừ vào trong hợp đồng chuyển nhượng khi hai bên hoàn tất đàm phán.


Dự án khu dân cư Phước Kiển được Quốc Cường Gia Lai thực hiện từ năm 2010, gồm khu phức hợp biệt thự, nhà phố, trung tâm thương mại và chung cư cao tầng với diện tích 93ha tại huyện Nhà bè, Tp.HCM. Dự án chưa được triển khai trong nhiều năm, khiến công ty luôn gặp gánh nặng về lãi vay ngân hầng. Quyết định “buông” dự án tại thời điểm khi áp lực trả nợ ngân hàng tăng cao được đánh giá là thức thời.


Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa có nhiều nổi bật trong năm nay, vì vậy việc cổ phiếu tăng nhiệt thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi. Theo tìm hiểu, khối ngoại đang tranh thủ thời cơ khi cổ phiếu QCG lập đỉnh đã “thoát hàng”.


Căn cứ trên dữ liệu giao dịch, gần đây, khối ngoại đã có động thái bán ra cổ phiếu này. Trong phiên 3/5, khối ngoại đã sang tay 29,42 triệu cổ phiếu QCG, với giá bình quân là 8.950 đồng/cổ phiếu.


Theo cơ cấu cổ đông của QCG, Vinacapital đang sở hữu tương ứng gần 29,4 triệu cổ phiếu này thông qua 3 quỹ là VOF Investment Limited, VOF PE Holding 5 Limited, Asia Investment & Finance Limited. Như vậy, nhiều khả năng Vinacapital đã hoàn thành việc thoái vốn tại Quốc Cường Gia Lai với giá trị thu về là hơn 250 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Xu thế dòng tiền: Rủi ro đang giảm đi

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Cổ phiếu HNG và HAG giảm mạnh sau khi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) vừa ra quyết định đưa cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vào diện cảnh báo kể từ ngày 12/05/2017.

Lý do được HOSE đưa ra là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tập đoàn năm 2016 là âm 1.115 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.412 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

HOSE cũng đưa ra thông báo đưa cổ phiếu HNG của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (công ty con của HAG) vào diện cảnh báo từ 12/5.

Tương tự, nguyên nhân được HOSE đưa ra là do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HNG âm 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.142 tỷ.

Do tác động lan toả của thông tin trên, hiện thị giá HAG đã giảm mạnh 4,8% còn 8.660 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh lên tới 8,7 triệu đơn vị. Trong khi đó, HNG giảm sàn với biên độ 6,8% xuống còn 11.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh gần 3 triệu đơn vị.

Mới đây, cổ phiếu HNG và HAG có sự bứt phá đồng loạt do kỳ vọng liên quan đến thương vụ bán mảng mía đường của Hoàng Anh Gia Lai.

Theo báo cáo tài chính công bố của Hoàng Anh Gia LAi, tại ngày 31/8/2016, tập đoàn đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của Công ty cổ phần Mía đường Hoàng Anh Gia Lai và Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu và quyền điều hành.

Tập đoàn cho biết, hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch chuyển nhượng cổ phần của nhóm công ty mía đường này. Tính đến cuối tháng 4/2017, các thủ tục pháp lý cần thiết vẫn chưa được hoàn thành. Hiện bên mua chưa được tiết lộ song tập đoàn khẳng định không có khoản lỗ nào khi chuyển nhượng các công ty mía đường này.

Đọc tiếp »

Chứng khoán sáng 8/5: VNM, ROS khiến VN-Index thủng 720 điểm

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

PJICO bán giá 30.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông chiến lược ngoại

Lễ ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và nhà đầu tư Samsung Fire & Marine Insurance Company Limited (SFMI) đã diễn ra vào chiều ngày 5/5/2017 tại Hà Nội, đưa SFMI là cổ đông chiến lược của PJICO.

Cũng tại sự kiện này, PJICO và SFMI đã ký kết hợp đồng đặt mua cổ phần. Theo đó, SFMI đầu tư hơn 532,306 tỷ đồng để mua 17.743.555 cổ phần PJICO với giá 30.000 đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên hơn 887,177 tỷ đồng trong tháng 4/2017.

Sau giao dịch, SFMI nắm giữ 20% vốn cổ phần của PJICO cùng với các cổ đông lớn khác: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) năm 40,95%, Vietcombank năm 8,03%, Vinare năm 7,03%, Hanel năm 0,8%...

“Thương vụ hợp tác góp vốn cổ phần của SFMI vào PJICO đánh dấu thành công bước đầu của PJICO trong việc thu hút vốn đầu tư từ thị trường quốc tế, đặc biệt là từ nhà đầu tư chiến lược cùng ngành, khẳng định sức hấp dẫn của thương hiệu PJICO với tiềm năng phát triển bền vững”, ông Đào Nam Hải, Tổng giám đốc PJICO, cho biết.

Ông Ahn Min Soo, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SFMI cho biết: “Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cùng mạng lưới toàn cầu và vị thế hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc, SFMI sẽ đem đến những kinh nghiệm thiết thực đóng góp cho sự phát triển của PJICO”.

Trong khi đó, là cổ đông lớn nhất tại PJICO, Petrolimex tiếp tục cam kết hỗ trợ PJICO trong việc phát triển thương hiệu và năng lực phân phối sản phẩm tại các điểm bán lẻ là các cửa hàng xăng dầu được phân bổ rộng khắp trên cả nước của Petrolimex.

Cũng theo ông Đào Nam Hải, thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Petrolimex, PJICO và SFMI cùng với hợp đồng mua bán cổ phần giữa PJICO và SFMI hứa hẹn sẽ tạo động lực thúc đẩy đà tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của PJICO trong giai đoạn 5 năm tới và xa hơn nữa, khẳng định vị thế là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam.

Đọc tiếp »