Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Cienco 4 tăng vốn lên 1.500 tỷ, niêm yết cổ phiếu năm 2017

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 - Công ty Cổ phần, vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2016, Cienco 4 đạt doanh thu 5.652 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đạt 19,2%. Trong năm qua, Cienco 4 cũng chi trả cổ tức 18% cho nhà đầu tư.

Năm 2017, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 7.600 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện sau thuế 185 tỷ đồng, chi trả cổ tức cho cổ đông 18%.

Công ty cũng dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng và thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn.

Đây không phải là lần đầu tiên Cienco 4 đặt kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Trước đó, đại hội cổ đông thường niên 2016 công ty cũng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) nhưng bị trì hoãn.

Theo lý giải của ban giám đốc công ty là do công ty vướng mắc nhiều thủ tục, kế hoạch đầu tư…

Cũng tại đại hội, Hội đồng quản trị Cienco 4 thống nhất chuyển hướng phát triển tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, phù hợp với định hướng thị trường.

Trong đó, công ty sẽ vẫn ưu tiên mảng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là chủ đạo. Tuy nhiên sẽ đồng thời mở rộng dần sang các lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, môi trường, năng lượng và sản xuất thêm các sản phẩm khác...

Cienco 4 là nhà đầu tư các dự án theo hình thức BOT như dự án cầu Yên Lệnh, dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy- tuyến tránh Hà Tĩnh… Đây là những dự án đã mang lại những thành tựu vượt trội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.

Đọc tiếp »

Vinalines bán thành công Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo kết quả đấu giá bán phần vốn góp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) được tổ chức vào ngày 24/4/2017.

Theo đó, Vinalines đã chuyển nhượng thành công lượng lớn cổ phần trị giá 262,5 tỷ đồng tại VNLSY với giá bán khởi điểm là 81,787 tỷ đồng. Lượng cổ phần này tương đương 88,65% vốn điều lệ (thực góp) của Vinalines tại VNLSY.

Có hai nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần trong đó có 1 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân với giá trị phần vốn góp bán được là 81,787 tỷ đồng đúng bằng với giá khởi điểm.

Thời gian nộp tiền mua phần vốn góp chậm nhất 16 giờ ngày 4/5/2017 và thời gian hoàn trả tiền đặt cọc từ ngày 26/4/2017 đến ngày 2/5/2017.

Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines được thành lập năm 2008, vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng.

Khi mới thành lập, mục tiêu của công ty này là trở thành nơi huy động vốn, đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển của Vinalines tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy này có diện tích trên 95,3 ha với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9/2016, vốn góp của chủ sở hữu của công ty là 296,5 tỷ đồng - trong đó, Vinalines sở hữu gần 89% vốn, phần còn lại là của Công ty Cổ phần Phát triển hàng hải (Vimadeco). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ gần 186 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Chứng khoán chiều 24/4: Diễn biến lạ ở STB và EIB

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Blog chứng khoán: Co giật yếu ớt

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Nhận định chứng khoán ngày 25/4: “Sẽ kiểm nghiệm mức 700-705”

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 25/4/2017.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/4, VN-Index giảm 3,02 điểm xuống 709,39 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,46 điểm xuống 88,42 điểm.


Nhận định

Khuyến nghị

BVSC

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

BSC

VN-Index trong phiên ngày mai có thể sẽ tiếp tục kiểm tra vùng kháng cự 710, tuy nhiên tuần này rủi ro điều chỉnh vẫn còn tương đối lớn khi mà động lực hiện tại của chỉ số là kết quả kinh doanh quý 1 của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng.

SHS

Chúng tôi cho rằng, rủi ro điều chỉnh tiếp của thị trường vẫn ở mức khá cao và trong phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục đà giảm để kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 705 điểm, nếu lực cầu ở vùng này tốt thì chỉ số có thể hồi phục trở lại với kháng cự gần nhất tại 713 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới trong giai đoạn này và nên tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu.

VCSC

Chỉ số VN-Index mặc dù hãm đà điều chỉnh tốt hơn, nhưng vẫn đang trong khả năng giảm xuống hỗ trợ MA100 tại 695 điểm.

VDSC

Thị trường vẫn có khả năng giảm sâu hơn nữa, do vậy nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, nhất là trong những phiên phục hồi kỹ thuật.

FPTS

Chúng tôi bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư cần hạn chế các giao dịch theo chiều mua và chờ đợi các tín hiệu phản hồi của giá khi rơi về khu vực hỗ trợ tiếp theo.


Quay vòng bán ra ngay khi có nhịp hồi

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Chỉ số VN-Index đang tiếp cận vùng hỗ trợ gần tại 705-710 điểm với rủi ro trong ngắn hạn vẫn đứng ở mức cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng thấp cho danh mục trung hạn.

Tuy nhiên vẫn có thể kết hợp trading mua vào một tỷ trọng nhỏ cho danh mục ngắn hạn khi chỉ số về các vùng hỗ trợ, nhưng cần quay vòng bán ra ngay sau khi thị trường có nhịp hồi”.

Tiếp tục kiểm tra vùng 710

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

“Rủi ro thị trường vẫn đang hiện diện khi mà động lực chính cho thị trường là nhóm VN30 ngày càng suy yếu, trong bối cảnh một bộ phận thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Việc không thể giữ vững được mức hỗ trợ tâm lý 710 điểm trong phiên hôm nay là một tín hiệu kém khả quan cho nhà đầu tư trong những ngày tiếp theo.

Nhà đầu tư nên thận trọng trong điều kiện hiện tại, tiếp tục chốt lãi các cổ phiếu trong danh mục, đặc biệt là các cổ phiếu đã được phản ánh thông tin kinh doanh quý 1 trong thời gian vừa qua.

Việc duy trì tỷ trọng tiền mặt trên cổ phiếu ở mức cao là điều nhà đầu tư nên làm. VN-Index trong phiên ngày mai có thể sẽ tiếp tục kiểm tra vùng kháng cự 710, tuy nhiên tuần này rủi ro điều chỉnh vẫn còn tương đối lớn khi mà động lực hiện tại của chỉ số là kết quả kinh doanh quý 1 của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng”.

Không nên mua mới

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

“Chúng tôi cho rằng, rủi ro điều chỉnh tiếp của thị trường vẫn ở mức khá cao và trong phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục đà giảm để kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 705 điểm (đáy phiên 18/4), nếu lực cầu ở vùng này tốt thì chỉ số có thể hồi phục trở lại với kháng cự gần nhất tại 713 điểm (MA5).

Nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới trong giai đoạn này và nên tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư trung và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường để có quyết định hợp lý”.

Vẫn trong đà giảm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn tiêu cực vẫn duy trì tại những VN-Index, VN30 và HNX-Index và VN30 là chỉ số có diễn biến xấu hơn cả. Chỉ số này đang hướng về ngưỡng hỗ trợ trung hạn hiện đang nằm tại 655 điểm, tạo bởi các đường MA100 và MA200 ngày.

Chỉ số VN-Index mặc dù hãm đà điều chỉnh tốt hơn, nhưng vẫn đang trong khả năng giảm xuống hỗ trợ MA100 tại 695 điểm. Tín hiệu trung hạn của HNX-Index khả quan hơn một chút khi vẫn duy trì phía trên ngưỡng 88 của đường MA50, tuy vậy ngưỡng hỗ trợ này cũng đang nằm trong sự thách thức”.

Có khả năng giảm sâu hơn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Các chỉ số tiếp tục giảm điểm với thanh khoản ở mức thấp. Thị trường vẫn có khả năng giảm sâu hơn nữa, do vậy nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, nhất là trong những phiên phục hồi kỹ thuật”.

Sẽ kiểm nghiệm mức 700-705

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

“So với tín hiệu kỹ thuật của tuần trước thì rủi ro phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đang tăng lên đối với chỉ số VN-Index. Mặc dù áp lực bán tháo chưa xuất hiện nhưng mức độ phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu đang khiến cho kỳ vọng hồi phục của nhà đầu tư bị bào mòn, đặc biệt là khi áp lực giảm mạnh thường xuất hiện vào phiên khớp lệnh đóng cửa.

Dựa trên kịch bản xu hướng giảm giá sẽ chiếm ưu thế, chúng tôi bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư cần hạn chế các giao dịch theo chiều mua và chờ đợi các tín hiệu phản hồi của giá khi rơi về khu vực hỗ trợ tiếp theo. Nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu rủi ro thấp được khuyến nghị đứng ngoài thị trường trong giai đoạn này”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Đọc tiếp »

Ông Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch doanh nghiệp hàng không nghìn tỷ

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Tân Sơn Nhất Sasco (mã chứng khoán SAS) vừa thông báo về việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Theo đó, Hội đồng quản trị đã bầu chọn ông Nguyễn Hạnh giữ chức chủ tịch của công ty thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2015 -2019.

Bà Đoàn Thị Mai Hương sẽ giữ chức Tổng giám đốc Sasco từ 20/4. Đồng thời bà Hương vẫn tiếp tục là người đại diện pháp luật của Sasco.

Vợ ông Jonathan Hạnh Nguyễn là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên hiện cũng giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị nhưng không tham gia điều hành tại Sasco.

Bà Thuỷ Tiên đã tham gia vào Sasco từ năm 2014. Hiện bà cũng giữ chức Tổng giám đốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group). Công ty này là cổ đông lớn của Sasco với số lượng nắm giữ lên tới 31,6 triệu cổ phần (24,05%), tương ứng đạt giá trị 784,4 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp khác có liên quan đến gia đình ông Jonathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu châu, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh cũng lần lượt nắm giữ 14,6% và 5% vốn của Sasco.

Như vậy, tổng cộng nhóm các công ty của gia đình ông Hạnh Nguyễn nắm giữ khoảng 44% cổ phần của Sasco. Hiện Sasco có thị giá khoảng 24.800 đồng/cổ phiếu, quy mô vốn hoá đạt 3.261 tỷ đồng.

Ngoài việc được biết đến là ông chủ kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, gần đây gia đình ông Hạnh Nguyễn có sự lấn sân rõ rệt sang lĩnh vực hàng không. Sasco là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không quy mô lớn, chủ yếu là kinh doanh các cửa hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách, và bán hàng tại trung tâm thương mại tại Tân Sơn Nhât.

Trong quý 1, Sasco đạt doanh thu 597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 66 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2017 Sasco dự kiến doanh thu ở mức 2.217 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 220,7 tỷ.

Sasco là công ty con của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), được cổ phần hoá năm 2014. Công ty có vốn điều lệ 1.315 tỷ đồng. Năm 2014, đợt IPO của Sasco là một trong những thương vụ được chú ý nhất năm khi lượng đặt mua lên đến 145 triệu cổ phần, gần gấp 5 lần lượng chào bán. Toàn bộ số cổ phần đấu giá đã được bán hết với giá trúng bình quân 19.330 đồng.

Hiện ACV vẫn nắm 49,8% vốn tại Sasco.

Đọc tiếp »

Vinaconex - PVC chìm trong thua lỗ sau khi cựu chủ tịch 8X bị bắt

Công ty Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (mã chứng khoán PVV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017. Theo đó, doanh thu của công ty trong kỳ chỉ đạt 29,2 tỷ đồng chủ yếu đến từ kinh doanh bất động sản và các hợp đồng xây dựng, cung cấp dịch vụ. Dù doanh thu tăng 29% so với cùng kỳ song công ty lại lỗ tới 10 tỷ đồng.

Việc thua lỗ được cho là do áp lực lãi vay quá lớn. Tính đến hết quý 1, Vinaconex - PVC có tổng nợ phải trả lên tới 1.120 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 150 tỷ.

Theo kế hoạch, năm 2017 Vinaconex - PVC đặt mục tiêu doanh thu 434 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 12,6 tỷ.

Trước đó, năm 2016, Vinaconex - PVC đã lâm vào thua lỗ 44 tỷ đồng sau biến cố Chủ tịch Hội đồng quản trị Trương Quốc Dũng bị bắt. Ông Dũng sinh năm 1982 tại Ninh Bình, được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của công ty khi mới 25 tuổi. Ông từng là vị chủ tịch doanh nghiệp trẻ nhất sàn chứng khoán năm 2011.

Ông Trương Quốc Dũng bị bắt vào giữa tháng 9/2016 cùng với 3 bị can khác để điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Sau quyết định khởi tố, cổ phiếu PVV liên tục giảm sàn, hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận công ty âm cùng với cổ phiếu lao đốc, PVV đã bị liệt vào danh sách cảnh báo.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2017, ông Phan Đình Phong đã được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 -2022.

Vinaconex - PVC tiền thân là Công ty Đầu tư phát triển và Xây dựng công trình giao thông miền Bắc, được thành lập năm 2007, với sự góp vốn của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Đến năm 2009, PVC tham gia góp vốn từ đó công ty trở thành công ty liên kết của Vinaconex và PVC. Hiện công ty có vốn điều lệ khoảng 300 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng nhà máy, công trình của ngành dầu khí, thi công nhà cao tầng, hạ tầng giao thông, bất động sản.

Đọc tiếp »